Chạy thận nhân tạo tại nhà cho bệnh nhân suy thận mãn nên hay không
![]() |
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nên tiến hành tại bệnh viện đề phòng những trường hợp nguy cấp (Ảnh minh họa) |
Được biết, tại bệnh viện Thận Hà Nội, đã phân loại từng nhóm đối tượng bệnh nhân để tránh những nguy cơ lây nhiễm qua đường lọc máu. Bệnh viện đã xây dựng phòng lọc máu riêng cách biệt cho từng đối tượng bệnh nhân. Cụ thể theo như BS. Đỗ Đình Đăng chia sẻ sau đây.
Với bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng phải chạy thận nhân tạo, biện pháp để tránh lây nhiễm qua đường lọc
Bệnh viện Thận Hà Nội đã tiến hành phân loại nhóm đối tượng bệnh nhân để điều trị ngay từ những đợt dịch đầu tiên. Các bệnh nhân là F0 hoặc có lịch sử tiếp xúc với người đã nhiễm COVID-19 sẽ được cách ly điều trị riêng. Từ đó, sẽ đảm bảo tránh được nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường lọc máu. Để làm được điều này, bệnh viện đã xây dựng phòng lọc máu riêng cho các bệnh nhân là F1, tách biệt với các bệnh nhân không nguy cơ.
Bên cạnh đó, thời gian lọc máu sẽ thay đổi, giờ lọc máu cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng bệnh nhân này, nhằm hạn chế sự tiếp xúc, lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, yêu cầu bệnh nhân luôn phải sử dụng khẩu trang, kính chắn giọt bắn trong suốt quá trình lọc. Chưa kể đến, ở tình hình nước ta hiện tại thì 100% bệnh nhân lọc máu đều đảm bảo tiêm 3 mũi vaccine - đây cũng là một trong những yếu tố giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng lây nhiễm cũng như hạn chế tình trạng bệnh trở nặng.
Không tái sử dụng dây quả lọc để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo đối với bệnh nhân cũng như nhân viên y tế. Nhân viên y phải đảm bảo có đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân khi điều trị cho các bệnh nhân thuộc diện F1 cũng như F0.
Những trường hợp cần thận trọng khi được chỉ định chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là một trong những biện pháp phổ biến trong điều trị thay thế, khi người bệnh đã bị suy thận mãn ở giai đoạn cuối và lâm sàng của hội chứng ure huyết cao (dễ xảy ra khi mức lọc của thận giảm nhỏ hơn 15ml/phút).
BS. Đỗ Đình Đăng cho biết, những trường hợp cần thận trọng khi được chỉ định điều trị thận nhân tạo:
-
Bệnh nhân có rối loạn đông máu
-
Bệnh nhân rối loạn huyết động nặng
-
Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý tim mạch: Suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nặng…khi tiến hành lọc thận nhân tạo có thể bị gây rối loạn huyết động.
-
Bệnh nhân có rối loạn tri giác, tâm thần
Những tai biến thường gặp khi chạy thận nhân tạo
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, các vấn đề liên quan đến đường vào mạch máu có thể xảy ra và đây là lý do phổ biến nhất khiến người bệnh cần đến bệnh viện để tiến hành chạy thận. Bất kỳ loại tiếp cận mạch máu nào cũng có thể gây ra các biến chứng.
Cụ thể chia làm ba nhóm biến chứng chính:
-
Nhóm biến chứng cấp tính: Thường gặp như tụt huyết áp, nôn, ngứa, đau đầu, dị ứng với màng lọc của quả lọc thận (ít gặp hơn), hội chứng mất cân bằng.
-
Nhóm biến chứng lâu dài (mãn tính): Do tình trạng tích tụ chất độc lâu năm, xuất hiện các biến chứng về rối loạn chức năng các cơ quan thường gặp, ví dụ: Rối loạn chuyển hóa canxi - photpho (gây ngứa, loãng xương, dễ gãy xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng), biến chứng về tim mạch (suy tim) gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
-
Nhóm biến chứng liên quan đến trang thiết bị, máy móc: Có thể liên quan đến nguồn nước điều trị có vấn đề, không đảm bảo hoặc máy thận nhân tạo hỏng hóc. Hậu quả là gây đông tắc quả lọc, huyết tắc quả lọc máu làm bệnh nhân mất máu trong quá trình lọc cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc lọc máu.
Điều trị thận nhân tạo là một kỹ thuật không còn mới, sử dụng thường quy trong điều trị thận mãn tính ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều đơn vị còn chưa thực hiện được kỹ thuật này. Chính vì vậy, rất cần đào tạo nguồn bác sĩ một cách bài bản nhất và cập nhật những kiến thức mới trong điều trị thận nhân tạo. Hy vọng một tương lai không xa, tất cả các bệnh viện toàn quốc sẽ triển khai được kỹ thuật này để thuận tiện điều trị cho các bệnh nhân.
Những lưu ý cơ bản trong quá trình chạy thận nhân tạo: - Rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu. - Không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV. - Không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV. - Khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ. - Theo dõi cân nặng hàng ngày. - Người bệnh cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali. - Thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận. |
Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?v=331715062284892 Facebook: Bệnh viện Thận Hà Nội |
source https://netbiz.net.vn/chay-than-nhan-tao-tai-nha-cho-benh-nhan-suy-than-man-nen-hay-khong-1604.html
Nhận xét
Đăng nhận xét