Ngâm chân bằng nước nóng và những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Đối tượng nên và không nên ngâm chân
Không phải ai cũng ngâm chân bằng nước nóng được, một số bệnh không nên ngâm chân bằng nước nóng như những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thấp, mắc bệnh cấp tính. Ví dụ như nhiễm trùng, sốt cao, các bệnh ngoại khoa, những người bị viêm lở loét chân hay những người không biết cảm giác nóng lạnh ở chân cũng sẽ gây nên biến chứng bỏng. Chỉ có những người đang điều trị bệnh cấp tính, các bệnh hay xuất huyết, tiêu hoá, hay vỡ mạch.
Dưới đây là ba nhóm người không nên ngâm chân:
-
Người bị tiểu đường Những người mắc bệnh tiểu đường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ. Do đó họ sẽ khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
-
Người bị suy giãn tĩnh mạch Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở làm bệnh trầm trọng. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 độ C.
-
Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch Đối với những người có tình trạng máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn, nếu ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hơn. Nguy hiểm hơn nữa có thể khiến chân hoại tử, phải cắt bỏ.
Theo chia sẻ của BSCKII Hồ Duy Xuân Trưởng Khoa Châm Cứu tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An: “Ngâm nhiều lần đối với những người mắc bệnh viêm khớp, hay những người bị tê bì chân tay do chứng của tiểu đường, tăng huyết áp nên ngâm chân hằng ngày. Những người lao động mệt nhọc hoặc để thư giãn, tùy vào tính chất căng thẳng mệt mỏi hoặc lúc cần thư giãn chúng ta nên ngâm chân. Thời gian ngâm kéo dài tuỳ thuộc và bệnh lý của người bệnh.” |
Tác dụng của việc ngâm chân
1. Cải thiện trí não và tinh thần
Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc, cho khả năng thư giãn gân mạch sâu, giảm stress. Hơn nữa, nó còn giúp phục hồi sự cân bằng giữa cảm xúc và suy nghĩ, thúc đẩy sự tập trung cho trí não, bổ sung năng lượng, kiểm soát các cơn lo âu cho bạn thoải mái, ổn định tinh thần hơn.
![]() |
Ngâm chân bằng nước nóng giúp giảm căng thẳng sau một ngày làm việc (Ảnh minh hoạ) |
2. Tăng cường thể chất
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.
3. Ngâm chân nước ấm chữa trị các bệnh mãn tính
Tác dụng của ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Đối với người bệnh ung thư, thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.
4. Ngâm chân nước nóng giảm chứng mất ngủ
Làn nước ấm nóng làm “dịu” các huyệt vị trên bàn chân bạn, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, cải thiện hệ thần kinh, cho bạn cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng sau một ngày dài làm việc mệt nhọc, căng thẳng. Nếu hay bị mất ngủ, bạn có thể ngâm chân nước muối hoặc ngâm chân nước gừng ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
![]() |
Chứng mất ngủ sẽ tiêu biến bằng cách ngâm chân nước nóng mỗi ngày (Ảnh minh hoạ) |
5. Ngâm chân giúp trị bệnh ngoài da
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
6. Khử mùi hôi chân
Ngâm chân nước nóng có tác dụng gì? Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
![]() |
Mùi hồi chân không còn là vấn đề khi ngâm chân bằng nước nóng (Ảnh minh hoạ) |
Theo thông thường ngâm 20-60 phút, tuy nhiên thời gian ngâm chân tốt nhất từ 25-30 phút/ lần. Độ nóng ngâm chân tuỳ vào cảm giác của người bệnh. Nhiệt độ trung bình từ 40-60, tuy nhiên tùy vào cảm giác của mọi người mà tính bao nhiêu độ là thích hợp, ngưỡng chịu đựng của người bệnh thấy thế nào là phù hợp. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 - 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 - 15 phút. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
Có rất nhiều dược liệu trên thị trường dùng để ngâm chân, tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An có dược liệu ngâm chân như Nhị tất thiên niên kiện bao gồm các vị thuốc y học cổ truyền. Trong thuốc Nam và Bắc, các vị để hoạt huyết ví dụ như: huyết giáp, ngưu tất, thiên niên kiện. Những dược liệu làm cho máu lưu thông tốt hơn, làm nóng cơ thể. Các dược liệu dễ tìm tại nhà như rễ lá lốt, thiên niên kiện, dây rau xương,...ngải cứu cũng là biện pháp ngâm chân thuận tiện. |
Lưu ý khi ngâm chân bằng nước nóng
Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Trong quá trình ngâm, nếu thấy ra nhiều mồ hôi thì bạn nên dừng lại, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
Những người vừa uống rượu hoặc bị bong gân, có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này. Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi ngâm chân, bất kỳ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình.
Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An |
source https://netbiz.net.vn/ngam-chan-bang-nuoc-nong-va-nhung-loi-ich-bat-ngo-cho-suc-khoe-1597.html
Nhận xét
Đăng nhận xét