Niềng răng và những điều quan trọng cần biết
Niềng răng là gì? Các yếu tố tác động đến quá trình niềng răng?
Niềng răng (hay còn gọi là chỉnh nha) là phương pháp dịch chuyển răng bằng các dụng cụ chuyên dụng nhằm đem lại hàm răng đều đẹp, đưa chúng về đúng với vị trí trên khớp cắn, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng.
Niềng răng có thể chỉnh răng thưa, móm, hô và giúp ngăn ngừa các bệnh về răng, như sâu răng do thức ăn kẹt trong kẽ răng khấp khểnh gây ra.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và kỹ thuật nha khoa, phương pháp niềng răng ngày càng được nhiều người tin tưởng sử dụng.
![]() |
Niềng răng (hay còn gọi là chỉnh nha) là phương pháp điều chỉnh thẩm mỹ răng miệng - Hình minh hoạ |
Những yếu tố có thể tác động đến quá trình niềng răng:
-
Tình trạng răng miệng: Tùy vào tình trạng, cấu trúc răng miệng khác nhau thì sẽ có thời gian niềng răng và sơ đồ điều trị khác nhau.
-
Độ tuổi niềng răng: Theo các chuyên gia, độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là từ 12-16 tuổi hoặc sớm hơn tùy vào cơ địa, tình trạng phát triển của trẻ. Vì đây là thời điểm xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, giúp cho việc chỉnh nha, giúp răng di chuyển dễ dàng, điều chỉnh khớp cắn và điều trị nhanh hơn.
-
Kỹ thuật niềng răng của bác sĩ chỉnh nha: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình niềng răng của bạn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ khám và tư vấn kế hoạch niềng răng chính xác, hướng di chuyển chuyển của răng để bạn có được hàm răng đẹp và khỏe.
-
Loại mắc cài sử dụng: Có rất nhiều loại mắc cài chỉnh nha hiện nay. Mỗi loại sẽ cho hiệu quả và tính thẩm mỹ khác nhau khi niềng.
-
Chế độ ăn kiêng trong khi niềng: Bạn nên trang bị cho mình kiến thức về chế độ ăn trong khi niềng răng để tránh việc bị rơi mắc cài, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Niềng răng là một quá trình điều trị lâu dài, gồm nhiều bước và nhiều giai đoạn. Vì vậy, trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến quy trình niềng răng để thuận tiện theo dõi. Dưới đây là các bước cơ bản được thực hiện trong quy trình niềng răng:
-
Thăm khám, tư vấn chi tiết về tình trạng răng: Giai đoạn này bao gồm việc thăm khác, chụp X-quang, lấy dấu mẫu hàm để kiểm tra tình trạng cụ thể và mức độ sai lệch của răng.
-
Lên phác đồ điều trị tổng quát: Bác sĩ có thể điều trị ổn định một số loại bệnh lý cho bạn (nếu có) trước khi bắt đầu niềng răng như: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu,.... Vì quá trình niềng răng của bạn sẽ trở nên khó khăn, có thể kéo theo các tổn thương về răng miệng như sâu răng, vỡ răng nếu không được điều trị tổng quát trước khi tiến hành niềng răng. Do đó, nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn tạm dừng quá trình niềng răng để ưu tiên điều trị tổng quát trước.
-
Tiến hành gắn khí cụ niềng răng đối với từng trường hợp cụ thể: Đối với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các bước niềng răng khác nhau. Ví dụ với người có hàm hẹp thì cần đeo thêm khí cụ nong hàm.
-
Bắt đầu gắn mắc cài: Quá trình này mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự tập trung cao độ từ bác sĩ chỉnh nha. Các giai đoạn niềng răng cụ thể là giai đoạn làm thẳng hàm răng (2-6 tháng đầu), giai đoạn chỉnh chân răng (2-4 tháng), giai đoạn đóng khoảng niềng răng (4-8 tháng), giai đoạn đóng khớp theo chiều đúng (2-8 tuần) và giai đoạn duy trì sau khi kết thúc quá trình niềng răng.
-
Tái khám theo định kỳ: Độ dài mỗi kỳ tái khám thường 15-20 ngày tùy theo tình trạng của từng người và giai đoạn của quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài dựa trên phác đồ điều trị niềng răng của bạn.
-
Gỡ mắc cài, duy trì kết quả: Sau khi răng của bạn đã vào đúng vị trí ở mỗi hàm, khớp cắn hai bên hàm đạt sự cân đối.
![]() |
Hiện tại có rất nhiều loại niềng phù hợp với nhu cầu của từng tình trạng và nhu cầu - Hình minh hoạ |
Thời gian niềng răng là bao lâu?
Theo các chuyên gia, thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như tình trạng bệnh lý của răng, xương hàm, các công cụ hỗ trợ quá trình niềng răng,…
Thông thường, thời gian niềng răng trung bình là 2-3 năm. Với những trường hợp lệch lạc nhẹ thì quá trình niềng răng sẽ kết thúc sớm hơn, còn những trường hợp phải sửa tương quan xương, lệch lạc nặng, bệnh nhân lớn tuổi thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Sau khi niềng răng, bác sĩ chỉnh răng sẽ tiến hành tháo niềng và đeo hàm duy trì cho bạn.
Độ tuổi phù hợp để niềng răng
Theo các chuyên gia, việc xác định được độ tuổi thích hợp nhất để áp dụng niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao.
-
Trẻ từ 6-11 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ em ở độ tuổi thay răng sữa, mới mọc răng vĩnh viễn. Vì vậy, tình trạng của răng hàm có thể bị ảnh hưởng sớm do những thói quen xấu.
-
Trẻ người 12-16 tuổi: Đây được xem là “thời điểm vàng” để niềng răng. Giai đoạn này, trẻ không bị can thiệp quá nhiều đến cấu tạo hàm và cũng không cần nhổ răng mà vẫn đem lại kết quả niềng tốt.
-
Người từ 17-35 tuổi: Khi trưởng thành, khung hàm đã phát triển toàn diện nên giai đoạn này sẽ gây khó khăn cho người niềng răng. Dù vậy việc niềng răng vẫn đem lại hiệu quả đáng kể.
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Theo các bác sĩ chỉnh nha, việc niềng răng có thể khiến tình trạng răng yếu đi nếu quá trình điều trị không phụ hợp, kém chất lượng, lực siết hoặc lực kéo quá mạnh làm ảnh hưởng đến tình trạng răng hàm,… Ngoài ra những bệnh nhân mắc bệnh lý về răng miệng trước khi chỉnh nha không được điều trị triệt để cũng khiến răng miệng bị yếu dần khi chịu lực kéo.
Một số lưu ý trước khi niềng răng
Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ cũng như để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi niềng răng:
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời kết hợp với nước súc miệng thường xuyên.
-
Chủ động thông báo tới nha sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường như viêm nướu, tụt lợi, đau răng kéo dài để được khắc phục kịp thời.
source https://netbiz.net.vn/nieng-rang-va-nhung-dieu-quan-trong-can-biet-4049.html
Nhận xét
Đăng nhận xét